Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Cách điều trị bệnh chảy máu cam ở trẻ em

Khi bị chảy máu cam chỉ vì bị động nhẹ, kèm theo là miệng khô, mũi ráo, hay ho nhức đầu hoặc vì thời tiết ẩm thấp (hanh, khô) chúng ta có thể chữa bằng nhiều bài thuốc đơn giản, dễ kiếm để cầm.

Chảy máu cam không phải là một bệnh nghiêm trọng, nhưng chúng ta cũng cần biết cách về phòng và chữa bệnh này. Trước một bệnh nhân chảy máu mũi, việc đầu tiên là phải cầm máu, sau đó mới tìm nguyên nhân. Đối với những trường hợp chảy máu nặng phải chú ý đến tình trạng toàn thân của bệnh nhân (theo dõi sát mạch, huyết áp).
Cách điều trị bệnh chảy máu cam ở trẻ em
Ảnh minh họa: Cách điều trị bệnh chảy máu cam ở trẻ em
1. Điều trị toàn thân
- Để bệnh nhân nghỉ ngơi yên tĩnh, ngồi hoặc nằm đầu cao, há miệng để nhổ máu ra.
- Truyền dịch nếu có trụy mạch, huyết áp.
- Truyền máu nếu Hb hạ dưới 50%, truyền máu là một biện pháp tích cực, đặc biệt trong trường hợp chảy máu nặng, tốt nhất là truyền máu tươi liều nhỏ (100ml) nhiều lần.
- Corticoid: nếu không có chống chỉ định dùng corticoid, phần lớn các tác giả đều cho rằng sử dụng corticoid trong chảy máu là cần thiết, thường tiêm tĩnh mạch như depersolone.
- Kháng sinh: đề phòng xuất tiết ứ đọng sẽ gây viêm nhiễm ở mũi và các bộ phận kế cận.
- Thuốc đông máu: làm tăng vững bền thành mạch, giảm thời gian chảy máu như Adrenoxyl, Premarin... hoặc trực tiếp làm đông máu như vitamin K, Sulfate de protamine.
2. Điều trị tại chỗ
Cầm máu tại chỗ được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp theo các bước sau:
- Đè ép cánh mũi vào vách mũi: dùng hai ngón tay bóp nhẹ cánh mũi ép vào vách ngăn tương ứng điểm mạch Kisselbach trong vài phút, áp dụng trong trường hợp chảy máu ít, chảy máu ở điểm mạch Kisselbach.
- Dung dịch cầm máu: dùng bông có tẩm dung dịch cầm máu như ôxy già 12 thể tích, éphedrin 1-3% đè lên chỗ chảy máu.
- Hạt trai nitrat bạc (AgNO3): dùng một que trâm đầu tù nướng đỏ ở đầu, chấm vào dung dịch nitrat bạc đậm độ 5%, muối bạc sẽ chảy ra và đọng lại thành một hạt nhỏ óng ánh ở đầu que trâm, dí hạt trai vào chỗ đang chảy máu.
- Nhét me chè mũi trước: sau khi gây tê hốc mũi, dùng cuộn me chè có bề rộng 1-1,5cm, bề dài 50cm tẩm mở kháng sinh hoặc dầu parafin nhét vào mũi.
Chú ý: Nhét có hình đáy võng để me chè không bị tụt xuống thành sau họng, nhét chặt từ sau ra trước cho tới khi đầy ra tận cửa mũi trước. Dùng đè lưỡi kiểm tra xem máu có chảy xuống thành sau họng hay không, nếu không thấy chảy xuống là tốt.
Thời gian lưu me chè: 24 - 48 giờ.
Những trường hợp chảy máu nhiều do chấn thương, cao huyết áp…, nếu nhét mechè mũi trước không thành công, cần phải nhét mechè mũi sau.
- Nhét mechè mũi sau: dùng cục gạc bịt kín cửa mũi sau để ngăn không cho máu chảy xuống thành sau họng. Vì vậy, phải sử dụng cục gạc to tương ứng với vòm mũi họng, đường kính cục gạc khoảng 2-2,5cm, chiều cao 2,5cm có buột dây ở giữa, mỗi đầu dài 30cm. Sau khi bịt kín được cửa mũi sau, ta tiếp tục nhét mechè mũi trước.
Che mũi sau lưu lại khoảng 48-72 giờ, trong thời gian này phải điều trị kháng sinh.
Những trường hợp chảy máu mao mạch, nhất là ở trẻ em, có thể dùng các loại protein tự tiêu có tác dụng cầm máu như spongel (gélaspon). Hiện nay ở nhiều nước, người ta dùng Merocel là một loại bọt sốp có hình hố mũi. Khi cho vào mũi, tưới nước, nó nở căng to ôm khít lòng hố mũi, máu cầm ngay mà bệnh nhân không đau. Hoặc làm bong bóng cao su cho vào mũi rồi bơm căng, lúc lấy ra chỉ cần xì hơi, rất tiện.
- Ngày nay dùng đông điện dưới sự hướng dẫn của nội soi để cầm máu đã được áp dụng rộng rãi. Các động mạch có thể được gây tắc mạch qua thông mạch chọn lọc đem lại kết quả tốt.
- Nút mạch: Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả.
- Thắt động mạch: Nếu các cách cầm máu trên không làm máu ngừng chảy, ta có thể thắt các động mạch sau: động mạch cảnh ngoài, động mạch hàm trong, động mạch sàng trước, động mạch sàng sau.
3. Điều trị nguyên nhân
Sau khi đã cầm máu tại chỗ, cần tìm nguyên nhân để điều trị dứt điểm
Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh! 
*** Bài viết liên quan: 
Tags: chảy máu cam ở trẻ em, bệnh chảy máu cam ở trẻ em, cách trị chảy máu cam, trị chảy máu cam,bệnh chảy máu cam và cách điều trị, cách trị bệnh chảy máu cam, điều trị chảy máu cam, cách điều trị chảy máu cam, cách điều trị chảy máu cam ở trẻ, điều trị chảy máu cam ở trẻ em, trị bệnh chảy máu cam, cách điều trị bệnh chảy máu cam ở trẻ em, trị bệnh chảy máu cam ở trẻ em, trị chảy máu cam ở trẻ em, cách điều trị bệnh chảy máu cam, phương pháp điều trị bệnh chảy máu cam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét