Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Cây cải dại trị chảy máu cam do nóng hiệu quả

Bệnh chảy máu cam thường xuyên luôn làm cho bạn khó chụi và mệt mỏi. Dưới đây có cách đơn giản giúp trị bệnh chảy máu cam hiệu quả đó là dùng cây cải dại rất dễ tìm.

trị chảy máu cam
Ảnh minh họa: Cây cải dại trị bệnh chảy máu cam thường xuyên hiệu quả
Cải dại còn có tên khác là tề thái, địa mễ thái, cải dại, cỏ tam giác. Cải dại có vị ngọt nhạt, tính mát; vào can và vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, cầm máu, lợi tiểu, tiêu thũng, trừ suyễn. Tác dụng bổ tỳ kiện vị, thanh can minh mục
Cải dại còn có tên khác là tề thái, địa mễ thái, cải dại, cỏ tam giác.
Cải dại có vị ngọt nhạt, tính mát; vào can và vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, cầm máu, lợi tiểu, tiêu thũng, trừ suyễn.
Tác dụng bổ tỳ kiện vị, thanh can minh mục, chỉ huyết lợi niệu. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, tiện huyết, viêm sưng kết mạc mắt, phù nề đầy trướng.
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian
– Hỗ trợ chữa toàn thân phù thũng, tức ngực, khó thở: Cải dại khô 20g, đại táo 5 quả. Cắt nhỏ hoặc xé đại táo; sắc chung với cải dại. Đổ 800ml nước, đun nhỏ lửa còn 150ml, ngày uống 1 thang, dùng mỗi liệu trình 10 – 15 ngày.
– Hỗ trợ điều trị tiểu tiện sẻn đỏ: Cải dại 100g, đình lịch tử 100g. Tán nhỏ mịn, làm viên hoàn mật, viên 10g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống với nước sắc trần bì.
Cách điều trị chảy máu cam do nóng:
Rau cải dại tươi 100g, xương lợn 80 – 100g. Ninh xương lợn cho nhừ rồi cho cải dại thái nhỏ vào, thêm muối mắm gia vị. Ăn trong ngày 1 – 2 lần vào bữa chính. Ăn liền 5 – 7 ngày.
*** Bài viết liên quan:

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Cách chữa trị bệnh chảy máu cam ở trẻ em do nhiệt

Cách chữa trị bệnh chảy máu cam thường xuyên ở trẻ em do nhiệt có rất nhiều phương pháp dân gian rất hay. Trong đó có một loại cây đười ươi giúp trị bệnh chảy máu cam thường xuyên ở trẻ em cách hiệu quả.

Cây đười ươi còn gọi là lười ươi, ươi, bàng đại hải, đại hải tử, đại hải, an nam tử, đại đồng quả, đại phát… Tiếng anh gọi là Malva nut (Pang Da Hai). Theo y học cổ truyền, hạt lười ươi có vị ngọt, nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi yết hầu, thanh trường thông tiện.
Công dụng chữa các bệnh nhiệt, nóng chưng sốt âm, ho khan, đau họng, nhức răng, đau mắt đỏ, lao thương thổ huyết, đại tiện ra máu, máu nóng mụn lở.
Theo sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của cố GS.TS. Đỗ Tất Lợi có ghi công dụng và liều dùng của hạt lười ươi như sau: Theo tài liệu cổ (kỷ ghi trong Bản Thảo Thập Di của Triệu Học Mẫn - thế kỷ 18) lười ươi có vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng giải độc, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, chảy máu camchảy máu cam thường xuyên ở trẻ em
Theo kinh nghiệm dân gian hạt lười ươi là một loại thuốc bổ mát, thêm tân dịch có thể dùng nhiều hay dùng luôn, không hại. Tại nhiều địa phương bà con thường dùng gốc cuống lá và vỏ trong của hạt, ngâm nước cho chất nhày rất nhiều nên hạt thường được ngâm nước cho đường vào làm thạch để giải khát. Lá non nấu canh ăn được.
Cách trị bệnh chảy máu cam thường xuyên ở trẻ em
Ảnh minh họa: cách trị bệnh chảy máu cam thường xuyên ở trẻ em
Cách chữa bệnh chảy máu cam do nóng nhiệt:
Lấy 5 hạt lười ươi sao vàng, nấu lấy nước uống thay trà trong ngày
Vậy là chúng ta đã giải đáp có cách chữa trị chảy máu cam ở trẻ em một cách hiệu quả.
*** Bài viết liên quan:
- Cách điều trị bệnh chảy máu cam bằng y học cổ truyền
Cách ăn uống trị bệnh chảy máu cam
- Chảy máu cam kèm dịch mủ có mùi hôi là triệu chứng bệnh gì?
Tags: trị bệnh chảy máu cam, cách điều trị bệnh chảy máu cam ở trẻ emtrị bệnh chảy máu cam ở trẻ emtrị chảy máu cam ở trẻ emcách điều trị bệnh chảy máu cam, phương pháp điều trị bệnh chảy máu cam

Cách điều trị bệnh chảy máu cam bằng y học cổ truyền

Trong Đông y, bệnh chảy máu cam (được gọi là nục huyết) do huyết nhiệt vong hành gây ra, gồm 2 dạng: nội nục huyết và ngoại nục huyết. Mỗi dạng bệnh chảy máu cam cách điều trị riêng.

Cách điều trị bệnh chảy máu cam
Ảnh minh họa: Cách điều trị bệnh chảy máu cam
1. Cách điều trị bệnh chảy máu cam nội nục huyết
Triệu chứng: Chảy máu mũi đỏ tươi, chân răng cũng chảy máu, lưỡi khô, đỏ; miệng khô. Nếu nặng thì răng lung lay, háo khát, bứt rứt, hôi miệng, táo bón.
Cách điều trị bệnh chảy máu cam: Thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết.
- Tang diệp (lá dâu) 16 g, cúc hoa 12 g, liên kiều 8 g, hạnh nhân (bỏ vỏ) 12 g, cát cánh 10 g, cam thảo 6 g, lô căn 8 g, đan bì 16 g, bạch mao căn 12 g. Sắc với 1.600 ml nước, lấy 250 ml. Chia 6 phần uống trong ngày (uống nguội). Thích hợp với người chảy máu cam do phế nhiệt (nóng ở phổi),
- Thạch cao, mạch môn đông, tri mẫu, ngưu tất mỗi thứ 24 g, thục địa 12 g. Thạch cao giã nát, cho vào túi vải túm lại. Mạch môn bỏ lõi. Tất cả sắc với 1.200 ml nước, lấy 250 ml. Chia 5 phần uống trong ngày (uống nguội). Thích hợp với những người bị chảy máu cam do vị nhiệt (nóng ở dạ dày).
- Long đởm thảo, hoàng cầm, trạch tả, mộc thông, đương quy mỗi thứ 12 g, sinh địa, chi tử, huyền sâm, mạch môn mỗi thứ 16 g, cam thảo 6 g. Chi tử sao đen, mạch môn bỏ lõi. Tất cả sắc với 1.600 ml nước, lấy 250 ml. Chia 4 phần uống trong ngày (uống nguội). Thích hợp với người chảy máu cam do âm hư, hỏa vượng.
2. Cách điều trị bệnh chảy máu cam ngoại nục huyết
Triệu chứng: Mũi chảy máu, bệnh nhân thấy khát, buồn phiền, có nốt xuất huyết dưới da. Những nốt này có thể lấm tấm hoặc thành từng mảng, lúc đầu đỏ, sau xanh tím. Người mệt mỏi, ăn uống kém.
Cách điều trị: Sơ can, lương huyết, tiêu ứ.
- Bạch thược 16 g, bạch truật, bạch linh, đương quy, đan bì, chi tử (sao lên) mỗi thứ 12 g, sài hồ 10 g, ngũ vị tử 8 g. Tất cả sắc với 1.700 ml nước, lấy 250 ml. Chia 4 lần uống trong ngày (uống nguội).
- Bẹ móc 20 g, ngó sen 30 g, cỏ nến 15 g, đỗ đen 30 g. Tất cả sắc với 1.000 ml nước, 150 ml, chia 3 lần uống trong ngày.
*** Bài viết liên quan:

Cách ăn uống trị bệnh chảy máu cam

Chảy máu cam y học cổ truyền gọi là tỵ nục, là chứng rất thường gặp trong mùa lạnh, trời hanh khô. Nguyên nhân thường không chỉ do tổn thương ở mũi mà còn do chức năng hoạt động các tạng phế, can, thận, tỳ, vị thiếu điều đạt mà sinh bệnh.

Dưới đây là các những món ăn giúp trị bệnh chảy máu cam hiệu quả 
cách trị bệnh chảy máu cam
Ảnh minh họa: Món ăn trị bệnh chảy máu cam
Nước lá hẹ: Lá hẹ tươi 60g. Lá hẹ rửa sạch giã nhỏ, dùng nước sôi để nguội lọc lấy 200ml nước lá hẹ đặc, chia 2 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày. Mùa đông cần uống nóng.
Nước củ cải trắng: Củ cải trắng 50g, rửa sạch giã nhỏ, dùng nước sôi để nguội lọc lấy nước đặc chia 3 lần uống trong ngày, trước khi uống nhỏ 3 giọt nước củ cải vào mũi bên chảy máu. Cần làm liền 3 ngày.
Canh rau má: Rau má 100g, cỏ nhọ nồi 50g, tôm nõn 20g, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Tôm nõn giã nhỏ, cho vào nồi thêm nước vừa đủ, cho bột gia vị vào đun sôi. Rau má, cỏ nhọ nồi rửa sạch, thái nhỏ cho vào nước tôm, canh sôi lại cho bột ngọt quấy đều là được, ăn ngày 1 lần, có thể ăn với cơm. Cần ăn liền 3 ngày.
Chè đậu đen: Đậu đen 100g, đường phèn 30g. Đậu đen xay thành bột, cho vào nồi thêm nước đun sôi trên lửa nhỏ, đậu đen chín cho đường phèn vào quấy đều, chè sôi lại là được, ăn ngày 1 lần. Cần ăn liền 5 ngày.
Tim chó hấp: Tim chó 1 quả, đậu đen 50g, bột gia vị vừa đủ. Tim chó rửa sạch thái mỏng, đậu đen xay thành bột, cùng cho vào bát to thêm bột gia vị trộn đều đem hấp cách thủy, ngày ăn 1 lần. Cần ăn liền 3 ngày.
Ngoài ăn uống, có thể làm một số cách sau để hết chảy máu cam:
Đắp tỏi: Tỏi tươi 3-5 tép, vải màn 2 miếng (10x10cm). Tỏi bỏ vỏ the giã nhỏ buộc vào hai gan bàn chân (chỗ lõm nhất khi để ngửa bàn chân lên). Mỗi ngày thay tỏi 1 lần, cần buộc 2 ngày.
Nhỏ mũi nước ngó sen: Ngó sen 10g rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước. Ngày nhỏ 3 lần, mỗi lần 2 - 3 giọt vào lỗ mũi bị chảy máu, nhỏ liền 3 ngày.
*** Bài viết liên quan:

Chảy máu cam kèm dịch mủ có mùi hôi là triệu chứng bệnh gì?

Mẹ em năm nay 43 tuổi, hơn 1 năm trước mẹ em có hiện tượng chảy máu cam kèm theo dịch mủ có mùi hôi. Nhưng lâu lâu tình trạng này mới xảy ra 1 lần. Em không biết mẹ bị gì, mẹ lại không chịu đi khám. Mong được bác sỹ tư vấn giúp em.

Bệnh chảy máu cam thường xuyên
Ảnh minh họa: Chảy máu cam kèm dịch mủ có mùi hôi là triệu chứng bệnh gì?
Chào bạn,
Chảy máu mũi(hay chảy máu cam) là triệu chứng của nhiều bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên. Nguyên nhân chảy máu cam có thể do:
Nguyên nhân tại chỗ:
1. Do viêm nhiễm tại chỗ: viêm mũi xoang cấp, viêm loét ở mũi, dị vật mũi…
2. Do khối u:
- U lành tính: polype mũi thể chảy máu u mạch máu ở mũi, u xơ vòm mũi họng.
- U ác tính: ung thư sàng hàm, ung thư vòm mũi họng, u ác tính ở mũi.
3. Do chấn thương:
- Chấn thương mũi đơn thuần như gãy xương chính mũi, gãy sụn vách ngăn hay chấn thương vùng mặt gây vỡ xoang...
4. Nguyên nhân toàn thân:
a. Bệnh nhiễm khuẩn ký sinh trùng: cúm, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt vàng da xoắn trùng…
b. Bệnh về máu: bạch cầu cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, rối loạn đông chảy máu như Hemophilie, giảm tỉ prothrombine, bệnh xuất huyết Schoenlein- Henoch, bệnh giãn mao mạch Rendu-Osler...
c. Bệnh tim mạch: cao huyết áp, xơ động mạch
b. Suy chức năng gan, thận, xơ gan
5.Vô căn:
Khoảng 70% số bệnh nhân chảy máu mũi là vô căn (không tìm thấy nguyên nhân).
Trường hợp mẹ của bạn, chảy máu mũi kèm dịch mũi hôi, bệnh xảy ra một năm trước, nay tái phát, có thể do bị viêm mũi xoang, đây là nguyên nhân thường gặp.
Bạn hãy đưa mẹ tới bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám, nội soi mũi xoang, xét nghiệm máu, chụp Xquang mũi xoang... để có chẩn đoán xác định bệnh lý, đồng thời có phương pháp điều trị tích cực và thích hợp nhé.
Chúc mẹ bạn sớm khỏ bệnh!
*** Bài viết liên quan:

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Vì sao bị chảy máu cam thường xuyên khi trời lạnh?

Khi thời tiết lạnh, bạn hay bị bệnh chảy máu cam thường xuyên gây cảm giác khó chụi. Bạn chưa biết nguyên nhân vì sao thời tiết chuyển lạnh bạn lại hay bị chảy máu cam thường xuyên như vậy? Bài viết dưới đây giải đáp thắc mắc của bạn.

Mũi là một tổ chức có chức năng hô hấp: làm ấm, làm sạch không khí trước khi đi vào phế quản, phế nang.

Bệnh chảy máu cam thường xuyên
Ảnh minh họa: Bệnh chảy máu cam thường xuyên vào mùa lạnh

Thường xuyên bị chảy máu cam là do: 

Niêm mạc mũi có rất nhiều mạch máu. Trong hốc mũi, vách mũi ngoài có 3 cuốn mũi: dưới, giữa, trên là những búi mạch máu, chúng co giãn tùy theo kích thích của môi trường và tình trạng bệnh lý của niêm mạc mũi và toàn thân... Niêm mạc vách ngăn mũi có vùng điểm mạch là nơi hội tụ của các nhánh động mạch trong mũi, nằm cách cửa mũi khoảng 1- 1,5cm.

Chảy máu cam là một triệu chứng của nhiều bệnh, liên quan tới các bệnh lý tại mũi (viêm mũi, chấn thương, u hốc mũi, dị vật mũi...), các bệnh lý toàn thân như: huyết áp cao, bệnh lý mạch máu, bệnh về huyết học...

Qua thư có thể chị bị chảy máu mũi do thời tiết. Khi khí trời lạnh và khô, niêm mạc mũi phải tăng cường làm ấm, làm ẩm không khí, mặt khác khí lạnh và các tác nhân gây bệnh như vi rus, vi khuẩn ... có thể gây viêm dị ứng hay nhiễm trùng, ngoài ra có thể kèm theo những yếu tố toàn thân khác, nên mạch máu sẽ dễ bị tổn thương gây chảy máu mũi.

Khi trời lạnh chị nên đeo khẩu trang, để tránh hít khí lạnh trực tiếp. Khí thở ra sẽ làm khẩu trang ấm lên, nên khí hít vào qua khẩu trang cũng được làm ấm.

Nếu chảy máu cam trước, chị ngồi cúi người ra phía trước, dùng ngón tay bóp chặt 2 cánh mũi khoảng 5-10 phút, há miệng thở, theo dõi lượng máu chảy ra, nếu chảy máu nhẹ sẽ tự cầm, nếu chảy máu nhiều phải tới ngay cơ sở y tế để nhét meche mũi cầm máu.

Chị nên tới gặp BS chuyên khoa tai mũi họng khám xác định nguyên nhân gây, vị trí chảy máu mũi và các bệnh lý đi kèm nếu có. Cần điều trị tích cực, có những trường hợp chảy máu nặng gây mất máu nhiều phải đi cấp cứu...

*** Bài viết liên quan:

Cách chữa bệnh chảy máu cam ở trẻ em

Chảy máu cam ở trẻ nhỏ thường không đáng lo ngại lắm, tuy nhiên, tình trạng này kéo dài gây nguy hiểm cho em bé và có thể gây ra thiếu máu, chậm tăng trưởng, phát triển và dẫn đến sự suy yếu của hệ thống miễn dịch. Do đó mỗi phụ huynh đều nên biết cách chữa bệnh chảy máu cam ở trẻ em để xử lý cho các bé đúng cách.

Chảy máu cam ở trẻ em là một trong chảy máu tự phát thường xuyên nhất. Những hiện tượng này xảy ra một cách bất ngờ và đôi khi khiến cho các bậc cha mẹ lo sợ. Cách chữa bệnh chảy máu cam ở trẻ em dưới đây có thể sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh.
cach chua benh chay mau cam o tre em

 Khi trẻ bị chảy máu cam phụ huynh cần bình tĩnh làm theo các bước sau:

- Xác định bên chảy máu bằng cách lau sạch cửa mũi trước 2 bên, cho trẻ cúi người về phía trước để xác định bên chảy máu.
- Cầm máu đúng cách cho trẻ qua động tác rất đơn giản là dùng ngón tay trỏ đè cánh mũi vào vách ngăn trong khoảng 5 - 10 phút là máu sẽ ngừng chảy, sau đó cho trẻ nằm nghỉ. Tuyệt đối không cho trẻ nuốt máu vào bụng. Nếu máu chảy xuống họng bạn nên cho trẻ nằm nghiêng và nói trẻ dùng lưỡi đẩy máu ra mỗi 2 - 4 phút để theo dõi lượng máu mất.
- Động viên và an ủi trẻ để trẻ không bị hoảng sợ khi nhìn thấy máu.
Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi gặp một trong những tình huống sau:
- Máu vẫn tiếp tục chảy sau khi đã làm các bước trên.
- Trẻ bị chảy máu cam nhiều lần trong thời gian ngắn.
- Bị hoa mắt, choáng váng.
- Tim đập nhanh, khó thở.
- Trẻ nôn ra máu.
- Sốt cao liên tục từ 2 - 3 ngày hoặc phát ban.
Ngoài ra các phụ huynh cũng cần nên biết cách phòng ngừa hiệu quả để tránh được bệnh chảy máu cam ở trẻ em

Cách phòng ngừa bệnh chảy máu cam hiệu quả:

Nếu trẻ xuất hiện tình trạng viêm mũi kéo dài cần khám và điều trị ngay, giải thích cho trẻ không nên ngoáy mũi vì bên cạnh việc gây chảy máu mũi, đây cũng là một nguyên nhân làm nhiễm trùng vùng mũi họng. Tuy nhiên, vì bệnh chảy máu cam ở trẻ em còn rất nhiều nguyên nhân khác nên khi trẻ xuất hiện chảy máu máu thường xuyên một cách bất thường phải đưa trẻ đi khám và điều trị tại các cơ sở có phòng khám chuyên khoa về tai mũi họng để tìm ra nguyên nhân giúp cho việc xử trí chảy máu mũi ở trẻ hiệu quả hơn.
Ngoài ra, 2 lần một tuần phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý (nước muối loãng) rửa sạch mũi, không nên rửa nước muối nhiều lần vì cũng làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhầy bảo vệ và dễ bị tổn thương.
Trên đây là cách chữa bệnh chảy máu cam ở trẻ em cha mẹ cần biết! 
*** Bài viết liên quan: