Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Vì sao bị chảy máu cam thường xuyên khi trời lạnh?

Khi thời tiết lạnh, bạn hay bị bệnh chảy máu cam thường xuyên gây cảm giác khó chụi. Bạn chưa biết nguyên nhân vì sao thời tiết chuyển lạnh bạn lại hay bị chảy máu cam thường xuyên như vậy? Bài viết dưới đây giải đáp thắc mắc của bạn.

Mũi là một tổ chức có chức năng hô hấp: làm ấm, làm sạch không khí trước khi đi vào phế quản, phế nang.

Bệnh chảy máu cam thường xuyên
Ảnh minh họa: Bệnh chảy máu cam thường xuyên vào mùa lạnh

Thường xuyên bị chảy máu cam là do: 

Niêm mạc mũi có rất nhiều mạch máu. Trong hốc mũi, vách mũi ngoài có 3 cuốn mũi: dưới, giữa, trên là những búi mạch máu, chúng co giãn tùy theo kích thích của môi trường và tình trạng bệnh lý của niêm mạc mũi và toàn thân... Niêm mạc vách ngăn mũi có vùng điểm mạch là nơi hội tụ của các nhánh động mạch trong mũi, nằm cách cửa mũi khoảng 1- 1,5cm.

Chảy máu cam là một triệu chứng của nhiều bệnh, liên quan tới các bệnh lý tại mũi (viêm mũi, chấn thương, u hốc mũi, dị vật mũi...), các bệnh lý toàn thân như: huyết áp cao, bệnh lý mạch máu, bệnh về huyết học...

Qua thư có thể chị bị chảy máu mũi do thời tiết. Khi khí trời lạnh và khô, niêm mạc mũi phải tăng cường làm ấm, làm ẩm không khí, mặt khác khí lạnh và các tác nhân gây bệnh như vi rus, vi khuẩn ... có thể gây viêm dị ứng hay nhiễm trùng, ngoài ra có thể kèm theo những yếu tố toàn thân khác, nên mạch máu sẽ dễ bị tổn thương gây chảy máu mũi.

Khi trời lạnh chị nên đeo khẩu trang, để tránh hít khí lạnh trực tiếp. Khí thở ra sẽ làm khẩu trang ấm lên, nên khí hít vào qua khẩu trang cũng được làm ấm.

Nếu chảy máu cam trước, chị ngồi cúi người ra phía trước, dùng ngón tay bóp chặt 2 cánh mũi khoảng 5-10 phút, há miệng thở, theo dõi lượng máu chảy ra, nếu chảy máu nhẹ sẽ tự cầm, nếu chảy máu nhiều phải tới ngay cơ sở y tế để nhét meche mũi cầm máu.

Chị nên tới gặp BS chuyên khoa tai mũi họng khám xác định nguyên nhân gây, vị trí chảy máu mũi và các bệnh lý đi kèm nếu có. Cần điều trị tích cực, có những trường hợp chảy máu nặng gây mất máu nhiều phải đi cấp cứu...

*** Bài viết liên quan:

Cách chữa bệnh chảy máu cam ở trẻ em

Chảy máu cam ở trẻ nhỏ thường không đáng lo ngại lắm, tuy nhiên, tình trạng này kéo dài gây nguy hiểm cho em bé và có thể gây ra thiếu máu, chậm tăng trưởng, phát triển và dẫn đến sự suy yếu của hệ thống miễn dịch. Do đó mỗi phụ huynh đều nên biết cách chữa bệnh chảy máu cam ở trẻ em để xử lý cho các bé đúng cách.

Chảy máu cam ở trẻ em là một trong chảy máu tự phát thường xuyên nhất. Những hiện tượng này xảy ra một cách bất ngờ và đôi khi khiến cho các bậc cha mẹ lo sợ. Cách chữa bệnh chảy máu cam ở trẻ em dưới đây có thể sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh.
cach chua benh chay mau cam o tre em

 Khi trẻ bị chảy máu cam phụ huynh cần bình tĩnh làm theo các bước sau:

- Xác định bên chảy máu bằng cách lau sạch cửa mũi trước 2 bên, cho trẻ cúi người về phía trước để xác định bên chảy máu.
- Cầm máu đúng cách cho trẻ qua động tác rất đơn giản là dùng ngón tay trỏ đè cánh mũi vào vách ngăn trong khoảng 5 - 10 phút là máu sẽ ngừng chảy, sau đó cho trẻ nằm nghỉ. Tuyệt đối không cho trẻ nuốt máu vào bụng. Nếu máu chảy xuống họng bạn nên cho trẻ nằm nghiêng và nói trẻ dùng lưỡi đẩy máu ra mỗi 2 - 4 phút để theo dõi lượng máu mất.
- Động viên và an ủi trẻ để trẻ không bị hoảng sợ khi nhìn thấy máu.
Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi gặp một trong những tình huống sau:
- Máu vẫn tiếp tục chảy sau khi đã làm các bước trên.
- Trẻ bị chảy máu cam nhiều lần trong thời gian ngắn.
- Bị hoa mắt, choáng váng.
- Tim đập nhanh, khó thở.
- Trẻ nôn ra máu.
- Sốt cao liên tục từ 2 - 3 ngày hoặc phát ban.
Ngoài ra các phụ huynh cũng cần nên biết cách phòng ngừa hiệu quả để tránh được bệnh chảy máu cam ở trẻ em

Cách phòng ngừa bệnh chảy máu cam hiệu quả:

Nếu trẻ xuất hiện tình trạng viêm mũi kéo dài cần khám và điều trị ngay, giải thích cho trẻ không nên ngoáy mũi vì bên cạnh việc gây chảy máu mũi, đây cũng là một nguyên nhân làm nhiễm trùng vùng mũi họng. Tuy nhiên, vì bệnh chảy máu cam ở trẻ em còn rất nhiều nguyên nhân khác nên khi trẻ xuất hiện chảy máu máu thường xuyên một cách bất thường phải đưa trẻ đi khám và điều trị tại các cơ sở có phòng khám chuyên khoa về tai mũi họng để tìm ra nguyên nhân giúp cho việc xử trí chảy máu mũi ở trẻ hiệu quả hơn.
Ngoài ra, 2 lần một tuần phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý (nước muối loãng) rửa sạch mũi, không nên rửa nước muối nhiều lần vì cũng làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhầy bảo vệ và dễ bị tổn thương.
Trên đây là cách chữa bệnh chảy máu cam ở trẻ em cha mẹ cần biết! 
*** Bài viết liên quan:

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Chảy máu cam khi mang thai

Chảy máu cam là hiện tượng bình thường trong thai kỳ, nhất là tứ quý thứ II, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu có hiện tượng chảy máu cam thường xuyên khi mang thai thì bạn cần gặp bác sĩ để tránh những trường hợp xấu nhất cho mình và thai nhi.

Nguyên nhân chảy máu cam khi thai:

Lúc này, cơ thể bạn sản xuất ra nhiều máu hơn, các hormone thai kỳ (progesterone và estrogen) thúc đẩy sự giãn nở và gây ra áp lực cho các mạch máu trong mũi. Màng nhầy của mũi có thể bị sưng và khô, nhất là vào mùa đông khi không khí khá hanh khô. Đây là thời điểm mà những bệnh cảm cúm, viêm xoang… Thường xuyên xảy ra. Tất cả những yếu tố này làm suy yếu các mạch máu nhỏ trong mũi của bạn, có thể phá vỡ và gây chảy máu nhẹ. Phần lớn, chảy máu cam là do sự vỡ mạch ở lối vào của lỗ mũi

Phòng tránh bệnh chảy máu cam khi mang thai thế nào ?

Tránh để khô mũi bằng cách bôi chút kem Vaseline vào lỗ mũi. Nếu vào mùa đông hoặc không khí trong nhà hanh khô, bạn hãy lắp đặt máy tạo độ ẩm
Luôn nhẹ nhàng và không mân mê mũi. Chỉ hỉ mũi khi thật sự cần thiết và cũng làm thật nhẹ nhàng, vì quá mạnh có thể gây chảy máu cam
Uống nhiều nước hơn bình thường để tránh mất nước cho các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả màng mũi

Làm gì để máu cam ngưng chảy?

Nhìn chung, bệnh chảy máu cam thường dễ xử lý, nhưng hiện tượng chảy máu cam ở sau mũi gây ra bởi các mạch lớn và chứa nhiều máu thì khó ngăn chặn hơn. Khi bắt đầu chảy máu, bạn nên làm như sau:
Ngồi xuống khoảng 10 phút và véo phần bên trên lỗ mũi ( phần mềm trước xương mũi )
Nghiêng người về phía trước để máu có thể chảy ra ngoài. Nếu máu chảy vào trong họng và nuốt phải, bạn có thể sẽ buồn nôn
Chảy máu cam khi mang thai
Ảnh minh họa: Chảy máu cam khi mang thai
Luôn ngồi thẳng đứng sẽ tốt hơn là để giảm áp lực máu trong mũi
Tiếp tục ấn mũi đến khi máu đã đông lại ( có thể mất đến 20 phút)
Bạn cũng có thể đặt một túi nước đá lên mũi để làm dịu vùng này
Để tránh chảy máu lại sau đó, trong vòng 12h tiếp theo, bạn nên chú ý không được đặt mình ở vị trí mà đầu còn thấp hơn tim, không cố gắng quá sức làm việc gì đó và không được hỉ mũi
Khi nào nên khám bác sĩ?
Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu cam, máu cam chảy nhiều trong một lần hoặc vẫn không ngừng chảy sau khi ấn lên mũi trong vòng 20 phút, thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị
Chảy máu cam khi mang thai gây ra nhiều phiền toái và khó chịu. Tuy nhiên, hãy yên tâm vì đây chỉ là hiện tượng bất lợi tạm thời và sẽ biến mất sau khi bạn sinh em bé.
*** Bài viết liên quan:
Tags: benh chay mau cam, chảy máu cam khi mang thai, chay mau cam khi mang thai

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Cách chữa bệnh chảy máu cam hiệu quả

Chảy máu cam thường sảy ra khi thời tiết chuyển đổi thất thường và trời nắng, không khí bụi bặm. Bệnh có thể sảy ra ở mọi lứa tuổi, không kể người lớn hay trẻ em, bệnh chảy máu cam là bênh thường nên mọi người đừng quá lo ngại, sau đây là một số cách chữa bệnh chảy máu cam hiệu quả nhất.

Một số cách dưới đây giúp chữa bệnh chảy máu cam hiệu quả 

1. Ngó Sen

Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, ngó sen được dùng với tên thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát bình, không độc. Dược liệu để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm máu là chủ yếu, bổ huyết và điều kinh. Ngó sen chứa đến 70% tinh bột và nhiều chất khác.
Để chữa chảy máu cam ta lấy:
- Ngó sen 30g (có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lá hẹ, lượng bằng nhau) để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào lỗ mũi, máu sẽ cầm ngay.

2. Hoa Hòe

Cách chữa bệnh chảy máu cam hiệu quả
Ảnh minh họa: Cách chữa bệnh chảy máu cam hiệu quả
Hoa hòe (sao cho cháy) 12g, trắc bách diệp (sao cháy) 12g, kinh giới tuệ (sao cháy) 12g, chỉ xác (sao vàng xém cạnh) 12g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang, chia 2 lần uống, sau bữa ăn 1 giờ. Uống liền 3 tuần lễ, hiệu quả sẽ  thấy rõ.

Nếu chảy máu cam thường xuyên thì áp dụng bài thuốc sau:

– Vương bất lưu hành 30g, sắc đặc, uống nóng, ngày 1 thang.
– Đăng tâm 40g sao vàng tán bột, hoà với 4g chu sa, chia 2- 3 lần uống với nước cơm.
– Rễ hẹ tươi 30g, rửa sạch sắc với 200ml nước đến còn phân nửa thêm đường đỏ 10g, uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần sẽ có tác dụng chỉ huyết.
– Tam thất 6g (hoặc tông lư bì 6g), tóc người 6g (sao tồn tính), tán bột, mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần với nước sắc trắc bách diệp, ngẫu tiết mỗi thứ 12g.
– Nhân trung bạch (cặn nước tiểu) đem để lên hòn ngói mới bồi cho khô, nghiền nhỏ pha thêm một ít xạ hương, hoà rượu nóng cho uống.
*** Bài viết liên quan:
Tags: chay mau camcách chữa chảy máu cam, chữa chảy máu cam, chữa bệnh chảy máu cam, cách chữa bệnh chảy máu cam, cách chữa trị chảy máu cam, chữa chảy máu cam hiệu quả, 

Bạn nên làm gì khi bị chảy máu cam

Bạn nên làm gì khi bị chảy máu cam


Khi bị bệnh chảy máu cam bạn cần làm gì để sử lý khi bị chảy máu cam tốt nhất. Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn xử lý khi bị chảy máu cam nhé

Chảy máu mũi hay còn gọi là bệnh chảy máu cam thường chỉ gây phiền toái chứ không hẳn là một vấn đề bệnh lý. Nhưng đôi khi, có thể là cả hai.
Ở trẻ em và người lớn, bệnh chảy máu cam thường xuyên, thường chảy từ vách ngăn ở trong mũi, ngăn cách các khoang mũi. ở người già, máu cam có thể chảy ra từ những vị trí sâu hơn bên trong mũi chứ không chỉ ở vách ngăn. Có thể việc chảy máu này có nguyên nhân từ huyết áp cao hoặc sơ cứng động mạch và rất khó ngừng, lúc đó, bạn cần một liệu pháp từ bác sĩ để giúp cầm máu.
Xử lý khi bị chảy máu cam
Ảnh minh họa: nên làm gì khi bị chảy máu cam

Cách cử lý khi bị chảy máu cam

1. Ngồi thẳng và nghiêng về phía trước
Ngồi thẳng sẽ giúp giảm áp lực máu ở các tĩnh mạch trong mũi, làm nó đỡ chảy máu. Ngồi phía trước sẽ giúp máu không theo họng chảy xuống dạ dày, làm dạ dày của bạn bị kích ứng.
2. Bóp, kẹp mũi
Sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ để kẹp mũi, đóng lỗ mũi của bạn và bạn sẽ phải thở bằng miệng. Giữ chặt tay từ 5-10 phút, áp lực cơ học này sẽ tác động đến điểm chảy máu trên vách ngăn mũi và giúp máu ngừng lại.
3. Không thở mạnh sau khi máu ngừng chảy
Sau khi máu nghừng chảy, bạn không nên có tác động đến mũi như vặn vẹo, ngoáy mũi, thậm chí là thở mạnh. Tốt nhất là cố gắng giữ không cúi xuống để mũi thấp hơn tim. Nếu máu lại bị chảy, tốt hơn hết bạn nên thở mạnh để đẩy cục máu đông ra ngoài, lặp lại các động tác trên và đi khám.
4. Đi khám bác sĩ
Bạn nên đi khám nếu chảy máu cam kéo dài hơn 20 phút hoặc hiện tượng chảy máu xảy ra sau tai nạn, té ngã hoặc chấn thương nơi đầu. Kể cả khi bị đánh, đấm hoặc va chạm ở mũi mạnh vì có thể bạn đã bị gãy mũi.
*** Bài viết liên quan:

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Cách xử lý khi bị chảy máu cam

Bệnh chảy máu cam thường xuất hiện rất bất ngờ, nên cần phải cầm máu nhanh. Dưới đây là cách xử lý khi bị bệnh chảy máu cam thường xuyên

Cách sử lý khi bị bệnh chảy máu cam thường xuyên
Ảnh minh họa: Cách xử lý khi bị bệnh chảy máu cam

Các cách xử lý khi bị chảy máu cam

Bước 1
Hơi nghiêng đầu về phía trước. Bạn cần phải ngồi xuống hoặc ở tư thế nửa đứng nửa ngồi, dùng ngón cái ấn thật chặt hai cánh mũi. Cần phải ngồi khoảng 5 - 10 phút trong tư thế này. Tốt nhất là nên đặt ở gốc mũi một cái gì đó lạnh: 1 cốc kem, hoặc một viên đá lạnh. Như thế máu sẽ ngừng chảy.
Bước 2
Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, thậm chí là chảy rất ít, bạn nên dùng một tấm bông gòn dài khoảng 2 - 3cm đặt vào mũi. Bông gòn cần phải được tẩm ướt. Khi đặt bông gòn vào, bạn vẫn cần phải dùng ngón tay cái ấn chặt vào hai cánh mũi để niêm mạc mũi tiếp xúc với bông. Sau khi máu ngừng chảy, trong mũi sẽ có một cục máu đông nhỏ. Để không gây hại cho mũi, cần phải lấy bông gòn ra khỏi mũi thật cẩn thận. Tốt nhất là nên lấy sau 1 - 1.5h.
Bước 3
Nếu sau khi lấy bông gòn ra, mũi tiếp tục chảy máu cam, khi đó, bạn nên đến bác sỹ vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh.

Thông thường, hiện tượng chảy máu cam là do bị một cái gì đó tác động vào. Tuy nhiên theo các thống kê gần đây, bệnh này thường gắn với bệnh cao huyết áp. Huyết áp cao thì thành động mạch không thể chịu được và sẽ mất kiểm soát. Trong trường hợp này, máu sẽ chảy không ngừng cho đến khi huyết áp ổn định. Đối với những người bị cao huyết áp, cách xử lý bệnh chảy máu cam rất đơn giản, vì có nhiều loại thuốc giúp người cao huyết áp bình ổn lại huyết áp.
Bước 4
Những người mắc bệnh khoang mũi cũng thường bị chảy máu cam. Nếu bị  bệnh chảy máu cam thường xuyên, bạn cần xin lời khuyên của bác sỹ. Để ngăn ngừa hiện tượng này, bạn nên bổ sung vitamin C và K. Tuy nhiên, các loại vitamin này chỉ có tác dụng ngăn ngừa chảy máu cam thông thường.
Qua bài viêt trên bạn đã biết cách sử lý khi bị bệnh chảy máu cam. 
*** Bài viết liên quan: 
Tags: benh chay mau cam, cách sử lý khi bị chảy máu cam, cach su ly khi bi chay mau cam, xử lý chảy máu cam, xử lý khi bị chảy máu cam, xu ly chay mau cam, xu ly khi bi chay mau cam

Trẻ bị chảy máu cam có nguy hiểm không

Trẻ bị chảy máu cam có nguy hiểm không

Thông thường, hiện tượng đổ máu cam ít nguy hiểm. Các bé dễ bị chảy máu cam trong thời tiết mùa đông, khi không khí trở nên khô và cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Bạn cũng có thể nhận thấy những vệt máu khô, chảy ra từ mũi của bé vào buổi sáng (do bé chảy máu cam khi ngủ).

Trẻ bị chảy máu cam có nguy hiểm không
Ảnh minh họa: Trẻ bị chảy máu cam có nguy hiểm không
Dấu hiệu phải lo lắng 
Nếu bé xuất hiện những dấu hiệu sau, bạn nên đưa bé đi khám:
– Chảy máu cam sau khi bé bị ngã hoặc do bị va đập vào vùng đầu hoặc vùng mũi.
– Bé bị mất khá nhiều máu do chảy máu cam. Ngay khi bạn nhận thấy việc cầm máu cho bé không thành công, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám.
– Bé dùng một loại thuốc mới; sau đó, bé bị chảy máu cam không ngừng.
– Bé chảy máu cam thường xuyên.
– Vừa chảy máu cam, bé vừa bị chảy máu ở bộ phận khác trên cơ thể (chẳng hạn ở lợi).
*** Bài viết liên quan:

Trẻ em hay bị chảy máu cam và cách phòng ngừa

Con bạn hay bị chảy máu cam, bạn chưa biết tại sao con lại hay bị chảy máu cam như vậy. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn vì sao trẻ hay bị chảy máu cam và cách phòng ngừa bệnh chảy máu cam

1. Nguyên nhân của trẻ hay bị chảy máu cam 
Trẻ hay bị chảy máu cam
Ảnh minh họa: Trẻ em hay bị chảy máu cam và cách phòng ngừa
Tại chỗ:
- Do viêm nhiễm như viêm mũi cấp, viêm mũi mãn, viêm mũi do vi khuẩn, viêm mũi virút; viêm xoang cấp; viêm mũi vận mạch; viêm mũi dị ứng…
- Do chấn thương vì ngoáy mũi hoặc dị vật lọt vào mũi (thường gặp ở trẻ em); sỏi mũi ở cả người lớn và trẻ em; sang thương gây loét hốc mũi thường gặp ở công nhân ngành hoá chất khi bảo hộ chưa tốt, do lao, giang mai hoặc bệnh phong (hủi).
- Do cấu trúc bất thường ở hốc mũi như vẹo hoặc gai của vách ngăn mũi…
- Do khối u: lành tính như u xơ vòm mũi họng, u do nấm và u ác tính như ung thư vòm họng, u hốc mũi, u xoang, u sàn sọ…
Toàn thân:
- Bệnh toàn thân cấp tính gây rối loạn đông cầm máu ban đầu như cúm, sởi nặng, sốt tinh hồng nhiệt, sốt xuất huyết, sốt rét…
- Bệnh của hệ tim mạch như cao huyết áp; vỡ các phình mạch của hệ mạch máu, động mạch cảnh; bệnh xơ vữa động mạch.
- Bệnh của hệ máu gặp ở những người có thể trạng thiếu máu nặng, nhiễm trùng nhiễm độc, thiếu vitamin; bệnh bạch cầu cấp; suy tuỷ; giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân, rối loạn chất lượng tiểu cầu, và những bệnh thuộc về mạch máu như bệnh ưa chảy máu.
- Một số nguyên nhân khác như sự thay đổi nội tiết trong cơ thể ở người có thai, có kinh nguyệt hoặc dùng corticoide xịt mũi kéo dài không đúng chỉ định, dùng thuốc chống đông; do thay đổi áp lực của khí quyển, thay đổi thời tiết…
- Còn lại khoảng 5% không tìm được nguyên nhân (vô căn), thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, chảy máu tự nhiên số lượng ít, tái diễn nhiều lần và hay gặp khi làm việc gắng sức hoặc đi ngoài nắng quá lâu.
Những trường hợp nhẹ thì không cần nhập viện, thường chỉ cần dùng ngón cái cùng bên ấn nhẹ bên cánh mũi chảy máu, giữ trong 5 – 10 phút, trong khi đầu để thẳng.
Vì mũi nằm ở vị trí đặc biệt (giữa khuôn mặt) và có nhiều mạch máu nên rất nhiều người thỉnh thoảng gặp phải tình trạng chảy máu mũi. Chảy máu mũi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
* Theo từ điển y tế Medilexicon thì chảy máu cam có nghĩa là 'chảy máu mũi'. Chảy máu mũi không hẳn là nguyên nhân đe dọa tính mạng của bạn. Tiến sĩ Ashim Desai, bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng của Ấn Độ cho rằng, những lý do khác nhau có thể gây ra chảy máu mũi bao gồm: sau chấn thương, dị ứng, nhiễm trùng hoặc bất kỳ lý do nào khác.
- Viêm mũi dị ứng: Do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng mà các mô dọc theo mũi bị sưng lên. Lúc này, các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu. Máu có thể chảy ra thành những vệt nhỏ bất cứ khi nào bạn xì mũi hoặc hắt hơi.
Bạn nên đi kiểm tra nguy cơ dị ứng của mình để biết mình có thể bị dị ứng với những điều gì để có biện pháp phòng ngừa thích hợp, ví dụ như uống thuốc chống dị ứng hoặc chống sung huyết.
Khí hậu khô khắc nghiệt: Điều này thường gặp ở những bệnh nhân có độ lệch vách ngăn vì luồng không khí khi 'đi' qua một diện tích hẹp trong mũi sẽ nhanh hơn và làm cho mũi khô hơn. Điều này gây ra sự kích thích, tiếp theo là hắt hơi và làm chảy máu mũi.
- Thường xuyên hắt hơi: Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn (phân vùng trung tâm giữa hai lỗ mũi) và điều này dễ gây chảy máu.
Trẻ em bị chảy máu mũi thường là do các mạch máu trên mặt trước của vách ngăn mũi bị vỡ, loét mà nguyên nhân chủ yếu là do cảm lạnh hoặc hắt hơi. Điều này có thể được kiểm soát được bằng cách giúp trẻ hạn chế hắt hơi nhờ giữ cho mũi không bị khô (có thể bôi trơn cho mũi bằng các loại dầu như dầu dừa hoặc dầu ôliu).
- Ngoáy mũi: Ngoáy mũi là một việc làm tưởng không có hại gì nhưng thực tế lại có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài ra, ngoáy mũi nhiều cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi. Thói quen ngoáy mũi nên từ bỏ vì có thể sẽ làm suy yếu chức năng bảo vệ khoang mũi, gây chảy máu mũi nhiều hơn.
- Nhiễm trùng xoang hoặc có khối u: Ở người lớn, trường hợp chảy máu mũi mà máu có màu đậm hoặc mùi hôi thì rất có thể đó là biểu hiện một nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi. Nếu có dấu hiệu này, người bệnh cần đi kiểm tra bằng cách nội soi và chụp CT.
Nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi nếu không được điều trị có thể dẫn đến ung thư mũi xoang. Ung thư mũi xoang có thể xuất hiện các dấu hiệu như: nghẹt mũi liên tục, đặc biệt là ở một bên; đau ở trán, mũi, má hoặc xung quanh mắt hoặc tai; chảy dịch qua cửa mũi sau xuống họng; chảy máu cam thường xuyên và liên tục; mất cảm giác về mùi hoặc hương vị; đau hoặc tê ở mặt hoặc răng; sưng nề vùng mặt, vòm miệng, mũi hoặc cổ; chảy nước mắt; khó mở miệng; tái phát nhiễm khuẩn tai; khó khăn trong việc nghe...
- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là nguyên nhân thường xuyên chảy máu cam ở người lớn tuổi. Khi huyết áp tăng dẫn đến áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như chảy máu mũi, xuất huyết não, suy tim, bóc tách thành động mạch chủ, xuất huyết đáy mắt gây mù vĩnh viễn…
- Thay đổi sinh lý: Trường hợp thay đổi sinh lý dẫn đến chảy máu mũi thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là những người bị cao huyết áp khi mang thai. Trong trường hợp này, thai phụ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để biết cách đối phó và trị bệnh.
- Thiếu vitamin C: Vitamin C là một trong những chất chống ôxy hóa, có tác dụng làm tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch và hỗ trợ hấp thu sắt canxi. Khi thiếu vitamin C, da sẽ bị khô, dễ bị xuất huyết dưới da (da dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ), chảy máu cam, chảy máu lợi, vết thương chậm lành. Vì vậy, khi thanh thiếu niên đột ngột bị chảy máu cam thì điều đó có thể “báo hiệu” cơ thể đang rất cần bổ sung thêm vitamin C.
- Viêm mũi cấp tính và mạn tính: tình trạng viêm mũi làm cho lớp chất nhày bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn, vì thế các mạch máu nằm ngay dưới đó cũng hay bị xước, rách gây chảy máu mũi. Các chất dịch rỉ thường xuyên được tiết ra khi mũi bị viêm dính chặt vào lớp niêm mạc khiến cho bạn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Điều này dẫn tới việc bạn thường xuyên ngoáy mũi gây chảy máu mũi.
- U xơ vòm mũi họng: đây là một căn bệnh khá phổ biến ở lứa tuổi dậy thì nhưng thường gặp ở teenboy nhiều hơn teengirl. Chảy máu cam là một trong những biểu hiện của bệnh đi kèm với các dấu hiệu như: teen bị chảy nước mũi liên tục, ngạt tắc mũi một bên ngày càng tăng, ù tai và nghe kém do khối u chèn ép vùng loa vòi tai, người gầy xanh, mệt mỏi.
- Dị vật trong mũi: trong nhiều trường hợp do có các dị vật bị mắc trong mũi khiến cho bạn thường xuyên cảm thấy nhức đầu, bị chảy máu mũi nhưng không biết nguyên nhân tại sao. Một teengirl sau chuyến đi dã ngoại về nhà thường xuyên bị chảy máu mũi phải đến bệnh viện khám. Tại đây, các bác sĩ đã gắp ra khỏi mũi bạn gái đó một con vắt dài khoảng 4cm
2. Cách phòng ngừa chứng chảy máu cam cho trẻ
- Nếu trẻ xuất hiện tình trạng viêm mũi kéo dài cần khám và điều trị ngay, giải thích cho trẻ không nên ngoáy mũi vì bên cạnh việc gây chảy máu mũi, đây cũng là một nguyên nhân làm nhiễm trùng vùng mũi họng.
- Khi thấy trẻ có biểu hiện chảy máu mũi, các bậc cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ bình tĩnh ngồi xuống hoặc nằm (nếu có thể) rồi dùng hai ngón tay bịt chặt hai lỗ mũi và thở nhẹ nhàng bằng miệng trong 5 đến 10 phút sẽ làm cho trẻ hết chảy máu.
- Chảy máu mũi còn rất nhiều nguyên nhân khác nên khi trẻ xuất hiện chảy máu mũi nhiều lần một cách bất thường phải đưa trẻ đi khám và điều trị tại các cơ sở có phòng khám chuyên khoa về tai mũi họng để tìm ra nguyên nhân giúp cho việc xử trí triệt để chảy máu mũi.
- Ngoài ra, 2 lần một tuần phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý (nước muối loãng) rửa sạch mũi, không nên rửa nước muối nhiều lần vì cũng làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhày bảo vệ và dễ bị tổn thương.
Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để các bác sĩ giúp bạn tìm nguyên nhân gây chảy máu mũi (chảy máu cam) và hướng dẫn biện pháp điều trị triệt để giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
 *** Bài viết liên quan:

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em mẹ cần biết?

Mẹ có biết hơn 90% trường hợp chảy máu cam có nguyên nhân là những tổn thương màng mạch ở vách ngăn mũi.

Đây cũng là một trong những yếu tố phổ biến nhất gây ra chảy máu cam ở trẻ. Có những tình huống do trẻ tò mò, hiếu kỳ chơi các bộ phận nhỏ, chúng cho vào mũi rồi quên nó đi hoặc là sợ để người lớn biết và chảy máu cam là không thể tránh khỏi.
Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em
Ảnh minh họa: Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em
– Khối u ở hốc mũi: Có thể là các khối u mũi lành tính và ác tính. Hầu hết các trường hợp của trẻ em là lành tính hơn ác tính. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải có sự kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
– Độ ẩm: Kiểm tra mức độ ẩm trong phòng em bé là do không khí khô dẫn đến các màng nhầy của vách ngăn mũi mất tính đàn hồi và sức co giãn của nó. Khi đó, chỉ cần trẻ chà xát mũi hay hắt hơi thì cũng đủ để gây máu cam.
– Thời tiết: Một nguyên nhân rất thường gặp trong mùa hè là trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy. Trẻ em thường có tật hay ngoáy mũi, vô tình làm vỡ mạch máu và chảy máu cam.
– Viêm mũi mãn tính: Một bệnh truyền nhiễm gây ra sự mở rộng của các động mạch và tĩnh mạch dẫn đến sự bất thường của hệ thống mạch máu trong khoang mũi cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị chảy máu mũi.
– Sự thiếu hụt vitamin C, các bệnh lý di truyền liên quan đến thay đổi trong cấu trúc của thành mạch máu, tình trạng viêm mạch máu… tất cả những bất thường này làm tăng tính thấm thành mạch dẫn đến chảy máu cam.
– Ngoài ra, trẻ còn bị chảy máu mũi ở ngoài hốc mũi do cúm, thương hàn, sốt xuất huyết – đây là những loại bệnh lý cũng hay gặp ở trẻ em.
- Ngoài ra bệnh lý viêm cầu thận cấp hay những trẻ em phải sử dụng thuốc chống đông kéo dài do điều trị một số bệnh tim mạch bẩm sinh.
*** Bài viết liên quan:

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Cách phòng bệnh chảy máu cam ở trẻ nhỏ

Dưới đây là những biện pháp để phòng ngừa bệnh chảy máu cam ở trẻ em một cách đơn gian mà bố mẹ cần biết để phòng bệnh chảy máu cam cho trẻ

Các biên pháp phòng bệnh chảy máu cam cho trẻ
Ảnh minh họa: bệnh chảy máu cam ở trẻ em
Nếu trẻ xuất hiện viêm mũi lâu ngày cần khám và điều trị ngay, giải thích cho trẻ không nên ngoáy mũi vì bên cạnh việc gây chảy máu mũi, đây cũng là một nguyên nhân làm nhiễm khuẩn mũi.

Khi thấy trẻ có biểu hiện về mũi, các bậc cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ bình tĩnh ngồi xuống hoặc nằm (nếu có thể) rồi dùng hai ngón tay bịt chặt hai lỗ mũi và thở nhẹ nhàng bằng miệng trong 5 đến 10 phút sẽ hết chảy máu.

Tuy nhiên, vì chảy máu mũi còn rất nhiều nguyên nhân khác nên khi trẻ xuất hiện chảy máu mũi nhiều lần phải đưa trẻ đi khám và điều trị tại các cơ sở tai mũi họng để tìm ra nguyên nhân giúp cho việc xử trí triệt để chảy máu mũi.

Ngoài ra, 2 lần một tuần bạn có thể dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi, không nên rửa nước muối nhiều lần vì cũng làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhày bảo vệ và dễ bị tổn thương.

Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để các bác sĩ giúp bạn tìm nguyên nhân gây đổ máu cam và hướng dẫn điều trị.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
*** Bài viết liên quan: 

Cách điều trị bệnh chảy máu cam ở trẻ em

Khi bị chảy máu cam chỉ vì bị động nhẹ, kèm theo là miệng khô, mũi ráo, hay ho nhức đầu hoặc vì thời tiết ẩm thấp (hanh, khô) chúng ta có thể chữa bằng nhiều bài thuốc đơn giản, dễ kiếm để cầm.

Chảy máu cam không phải là một bệnh nghiêm trọng, nhưng chúng ta cũng cần biết cách về phòng và chữa bệnh này. Trước một bệnh nhân chảy máu mũi, việc đầu tiên là phải cầm máu, sau đó mới tìm nguyên nhân. Đối với những trường hợp chảy máu nặng phải chú ý đến tình trạng toàn thân của bệnh nhân (theo dõi sát mạch, huyết áp).
Cách điều trị bệnh chảy máu cam ở trẻ em
Ảnh minh họa: Cách điều trị bệnh chảy máu cam ở trẻ em
1. Điều trị toàn thân
- Để bệnh nhân nghỉ ngơi yên tĩnh, ngồi hoặc nằm đầu cao, há miệng để nhổ máu ra.
- Truyền dịch nếu có trụy mạch, huyết áp.
- Truyền máu nếu Hb hạ dưới 50%, truyền máu là một biện pháp tích cực, đặc biệt trong trường hợp chảy máu nặng, tốt nhất là truyền máu tươi liều nhỏ (100ml) nhiều lần.
- Corticoid: nếu không có chống chỉ định dùng corticoid, phần lớn các tác giả đều cho rằng sử dụng corticoid trong chảy máu là cần thiết, thường tiêm tĩnh mạch như depersolone.
- Kháng sinh: đề phòng xuất tiết ứ đọng sẽ gây viêm nhiễm ở mũi và các bộ phận kế cận.
- Thuốc đông máu: làm tăng vững bền thành mạch, giảm thời gian chảy máu như Adrenoxyl, Premarin... hoặc trực tiếp làm đông máu như vitamin K, Sulfate de protamine.
2. Điều trị tại chỗ
Cầm máu tại chỗ được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp theo các bước sau:
- Đè ép cánh mũi vào vách mũi: dùng hai ngón tay bóp nhẹ cánh mũi ép vào vách ngăn tương ứng điểm mạch Kisselbach trong vài phút, áp dụng trong trường hợp chảy máu ít, chảy máu ở điểm mạch Kisselbach.
- Dung dịch cầm máu: dùng bông có tẩm dung dịch cầm máu như ôxy già 12 thể tích, éphedrin 1-3% đè lên chỗ chảy máu.
- Hạt trai nitrat bạc (AgNO3): dùng một que trâm đầu tù nướng đỏ ở đầu, chấm vào dung dịch nitrat bạc đậm độ 5%, muối bạc sẽ chảy ra và đọng lại thành một hạt nhỏ óng ánh ở đầu que trâm, dí hạt trai vào chỗ đang chảy máu.
- Nhét me chè mũi trước: sau khi gây tê hốc mũi, dùng cuộn me chè có bề rộng 1-1,5cm, bề dài 50cm tẩm mở kháng sinh hoặc dầu parafin nhét vào mũi.
Chú ý: Nhét có hình đáy võng để me chè không bị tụt xuống thành sau họng, nhét chặt từ sau ra trước cho tới khi đầy ra tận cửa mũi trước. Dùng đè lưỡi kiểm tra xem máu có chảy xuống thành sau họng hay không, nếu không thấy chảy xuống là tốt.
Thời gian lưu me chè: 24 - 48 giờ.
Những trường hợp chảy máu nhiều do chấn thương, cao huyết áp…, nếu nhét mechè mũi trước không thành công, cần phải nhét mechè mũi sau.
- Nhét mechè mũi sau: dùng cục gạc bịt kín cửa mũi sau để ngăn không cho máu chảy xuống thành sau họng. Vì vậy, phải sử dụng cục gạc to tương ứng với vòm mũi họng, đường kính cục gạc khoảng 2-2,5cm, chiều cao 2,5cm có buột dây ở giữa, mỗi đầu dài 30cm. Sau khi bịt kín được cửa mũi sau, ta tiếp tục nhét mechè mũi trước.
Che mũi sau lưu lại khoảng 48-72 giờ, trong thời gian này phải điều trị kháng sinh.
Những trường hợp chảy máu mao mạch, nhất là ở trẻ em, có thể dùng các loại protein tự tiêu có tác dụng cầm máu như spongel (gélaspon). Hiện nay ở nhiều nước, người ta dùng Merocel là một loại bọt sốp có hình hố mũi. Khi cho vào mũi, tưới nước, nó nở căng to ôm khít lòng hố mũi, máu cầm ngay mà bệnh nhân không đau. Hoặc làm bong bóng cao su cho vào mũi rồi bơm căng, lúc lấy ra chỉ cần xì hơi, rất tiện.
- Ngày nay dùng đông điện dưới sự hướng dẫn của nội soi để cầm máu đã được áp dụng rộng rãi. Các động mạch có thể được gây tắc mạch qua thông mạch chọn lọc đem lại kết quả tốt.
- Nút mạch: Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả.
- Thắt động mạch: Nếu các cách cầm máu trên không làm máu ngừng chảy, ta có thể thắt các động mạch sau: động mạch cảnh ngoài, động mạch hàm trong, động mạch sàng trước, động mạch sàng sau.
3. Điều trị nguyên nhân
Sau khi đã cầm máu tại chỗ, cần tìm nguyên nhân để điều trị dứt điểm
Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh! 
*** Bài viết liên quan: 
Tags: chảy máu cam ở trẻ em, bệnh chảy máu cam ở trẻ em, cách trị chảy máu cam, trị chảy máu cam,bệnh chảy máu cam và cách điều trị, cách trị bệnh chảy máu cam, điều trị chảy máu cam, cách điều trị chảy máu cam, cách điều trị chảy máu cam ở trẻ, điều trị chảy máu cam ở trẻ em, trị bệnh chảy máu cam, cách điều trị bệnh chảy máu cam ở trẻ em, trị bệnh chảy máu cam ở trẻ em, trị chảy máu cam ở trẻ em, cách điều trị bệnh chảy máu cam, phương pháp điều trị bệnh chảy máu cam

Cách điều trị bệnh chảy máu cam ở trẻ em

Khi bị chảy máu cam chỉ vì bị động nhẹ, kèm theo là miệng khô, mũi ráo, hay ho nhức đầu hoặc vì thời tiết ẩm thấp (hanh, khô) chúng ta có thể chữa bằng nhiều bài thuốc đơn giản, dễ kiếm để cầm.

Chảy máu cam không phải là một bệnh nghiêm trọng, nhưng chúng ta cũng cần biết cách về phòng và chữa bệnh này. Trước một bệnh nhân chảy máu mũi, việc đầu tiên là phải cầm máu, sau đó mới tìm nguyên nhân. Đối với những trường hợp chảy máu nặng phải chú ý đến tình trạng toàn thân của bệnh nhân (theo dõi sát mạch, huyết áp).
Cách điều trị bệnh chảy máu cam ở trẻ em
Ảnh minh họa: Cách điều trị bệnh chảy máu cam ở trẻ em
1. Điều trị toàn thân
- Để bệnh nhân nghỉ ngơi yên tĩnh, ngồi hoặc nằm đầu cao, há miệng để nhổ máu ra.
- Truyền dịch nếu có trụy mạch, huyết áp.
- Truyền máu nếu Hb hạ dưới 50%, truyền máu là một biện pháp tích cực, đặc biệt trong trường hợp chảy máu nặng, tốt nhất là truyền máu tươi liều nhỏ (100ml) nhiều lần.
- Corticoid: nếu không có chống chỉ định dùng corticoid, phần lớn các tác giả đều cho rằng sử dụng corticoid trong chảy máu là cần thiết, thường tiêm tĩnh mạch như depersolone.
- Kháng sinh: đề phòng xuất tiết ứ đọng sẽ gây viêm nhiễm ở mũi và các bộ phận kế cận.
- Thuốc đông máu: làm tăng vững bền thành mạch, giảm thời gian chảy máu như Adrenoxyl, Premarin... hoặc trực tiếp làm đông máu như vitamin K, Sulfate de protamine.
2. Điều trị tại chỗ
Cầm máu tại chỗ được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp theo các bước sau:
- Đè ép cánh mũi vào vách mũi: dùng hai ngón tay bóp nhẹ cánh mũi ép vào vách ngăn tương ứng điểm mạch Kisselbach trong vài phút, áp dụng trong trường hợp chảy máu ít, chảy máu ở điểm mạch Kisselbach.
- Dung dịch cầm máu: dùng bông có tẩm dung dịch cầm máu như ôxy già 12 thể tích, éphedrin 1-3% đè lên chỗ chảy máu.
- Hạt trai nitrat bạc (AgNO3): dùng một que trâm đầu tù nướng đỏ ở đầu, chấm vào dung dịch nitrat bạc đậm độ 5%, muối bạc sẽ chảy ra và đọng lại thành một hạt nhỏ óng ánh ở đầu que trâm, dí hạt trai vào chỗ đang chảy máu.
- Nhét me chè mũi trước: sau khi gây tê hốc mũi, dùng cuộn me chè có bề rộng 1-1,5cm, bề dài 50cm tẩm mở kháng sinh hoặc dầu parafin nhét vào mũi.
Chú ý: Nhét có hình đáy võng để me chè không bị tụt xuống thành sau họng, nhét chặt từ sau ra trước cho tới khi đầy ra tận cửa mũi trước. Dùng đè lưỡi kiểm tra xem máu có chảy xuống thành sau họng hay không, nếu không thấy chảy xuống là tốt.
Thời gian lưu me chè: 24 - 48 giờ.
Những trường hợp chảy máu nhiều do chấn thương, cao huyết áp…, nếu nhét mechè mũi trước không thành công, cần phải nhét mechè mũi sau.
- Nhét mechè mũi sau: dùng cục gạc bịt kín cửa mũi sau để ngăn không cho máu chảy xuống thành sau họng. Vì vậy, phải sử dụng cục gạc to tương ứng với vòm mũi họng, đường kính cục gạc khoảng 2-2,5cm, chiều cao 2,5cm có buột dây ở giữa, mỗi đầu dài 30cm. Sau khi bịt kín được cửa mũi sau, ta tiếp tục nhét mechè mũi trước.
Che mũi sau lưu lại khoảng 48-72 giờ, trong thời gian này phải điều trị kháng sinh.
Những trường hợp chảy máu mao mạch, nhất là ở trẻ em, có thể dùng các loại protein tự tiêu có tác dụng cầm máu như spongel (gélaspon). Hiện nay ở nhiều nước, người ta dùng Merocel là một loại bọt sốp có hình hố mũi. Khi cho vào mũi, tưới nước, nó nở căng to ôm khít lòng hố mũi, máu cầm ngay mà bệnh nhân không đau. Hoặc làm bong bóng cao su cho vào mũi rồi bơm căng, lúc lấy ra chỉ cần xì hơi, rất tiện.
- Ngày nay dùng đông điện dưới sự hướng dẫn của nội soi để cầm máu đã được áp dụng rộng rãi. Các động mạch có thể được gây tắc mạch qua thông mạch chọn lọc đem lại kết quả tốt.
- Nút mạch: Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả.
- Thắt động mạch: Nếu các cách cầm máu trên không làm máu ngừng chảy, ta có thể thắt các động mạch sau: động mạch cảnh ngoài, động mạch hàm trong, động mạch sàng trước, động mạch sàng sau.
3. Điều trị nguyên nhân
Sau khi đã cầm máu tại chỗ, cần tìm nguyên nhân để điều trị dứt điểm
Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh! 
*** Bài viết liên quan: 
Tags: chảy máu cam ở trẻ em, bệnh chảy máu cam ở trẻ em, cách trị chảy máu cam, trị chảy máu cam,bệnh chảy máu cam và cách điều trị, cách trị bệnh chảy máu cam, điều trị chảy máu cam, cách điều trị chảy máu cam, cách điều trị chảy máu cam ở trẻ, điều trị chảy máu cam ở trẻ em, trị bệnh chảy máu cam, cách điều trị bệnh chảy máu cam ở trẻ em, trị bệnh chảy máu cam ở trẻ em, trị chảy máu cam ở trẻ em, cách điều trị bệnh chảy máu cam, phương pháp điều trị bệnh chảy máu cam